Tin tức
Ngành nào cho tương lai?
Ngành nào cho tương lai?
Một thực tế là sau khi ra trường, rất nhiều các bạn cử nhân, thạc sỹ không kiếm được một công việc ưa thích (theo bài “178.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp” – Vn.Express), hầu hết nguyên do là chưa được định hướng kĩ và chưa tìm hiểu kĩ về các chuyên ngành mình đang chọn. Một nguyên nhân nữa là do sinh viên sau khi ra trường không đủ các kĩ năng để làm việc.
Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các ngành về công nghệ thông tin cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn. Bên cạnh đó, các ngành về kinh tế cũng vẫn đang khẳng định sức hút mạnh mẽ của mình nhưng không sự lựa chọn an toàn cho tất cả các học sinh, sinh viên nữa!
Ngày nay, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng đều có các khoa tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán hay quản trị kinh doanh! Hãy thử làm một phép tính: Hiện tại Việt Nam có hơn 650 trường Đại học, Học viện, Cao đẳng (theo thống kê từ Wikipedia), khoảng hơn 550 trường có các khoa tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, quản trị kinh doanh, nếu mỗi khoa tuyển sinh trung bình 250 chỉ tiêu mỗi năm thì hàng năm sẽ có hơn 400.000 tổng số sinh viên ra trường thuộc ba ngành Quản trị kinh doanh, tài chinh – ngân hàng, kế toán – kiểm toán!!! Con số này là rất lớn!
Vậy câu hỏi đặt ra: Làm thế nào có thể được làm việc đúng chuyên ngành đúng nguyện vọng với tấm bằng tài chính, kế toán, quản trị trong tay?
Câu trả lời là phải NỔI BẬT! Các bạn phải sở hữu kĩ năng chuyên môn tốt, kĩ năng mềm tốt, kĩ năng tiếng anh tốt và có bằng cấp và chứng chỉ danh tiếng!
NỔI BẬT VỀ BẰNG CẤP CHỨNG CHỈ DANH TIẾNG!
Bằng cấp và chứng chỉ nghề nghiệp là hai yếu tố cơ bản cần thiết để bạn có thể chứng minh khả năng với các nhà tuyển dụng. Thiếu 1 trong 2 thì bạn cũng rất dễ bị “đánh đồng” với vô vàn những học sinh sinh viên khác! Bằng cấp có thể là bằng Đại học cũng có thể là bằng Cao đẳng, bằng cấp được sử dụng chứng minh khả năng tư duy, khả năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề của các bạn học sinh sinh viên. Còn chứng chỉ nghề nghiệp là để chứng minh kĩ năng chuyên môn của bản thân. Chứng chỉ được cấp bởi những tổ chức có danh tiếng càng lớn thì chứng chỉ càng có giá trị!
Một ví dụ cụ thể như chuyên ngành Chuyên gia Quản trị tài chính kế toán CIMA (tiêu chuẩn Anh Quốc) tại Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Là trường mang tên “Công nghệ thông tin” nhưng Học viện lại đào tạo một chuyên ngành về Quản trị tài chính kế toán và đào tạo rất tốt! Học viện luôn định hướng cho sinh viên cần phải có đầy đủ các kĩ năng và các bằng cấp chứng chỉ để dễ dàng cho việc nổi bật trong các nhà tuyển dụng. Vì vậy các bạn sinh viên Học viện khi ra trường đề sở hữu 4 bằng cấp và chứng chỉ: bằng cấp thuộc hệ thống của Bách Khoa, giấy chứng nhận và danh giá nhất là chứng chỉ Quốc tế của CIMA (là Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc – Hiệp hội tài chính kế toán lớn thứ 3 thế giới)! Như vậy, khi ra trường các bạn sinh viên sẽ vừa có bằng cấp để chứng minh khả năng tư duy, nghiên cứu vừa có chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới chứng nhận kĩ năng chuyên môn của các bạn!!!
NỔI BẬT VỀ KĨ NĂNG!
Bên cạnh các bằng cấp chứng chỉ, các kĩ năng là điều các nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi gặp các ứng viên! Sinh viên đủ tố chất và nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng là sinh viên hội đủ 3 kĩ năng: Kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm và kĩ năng tiếng anh. Ví dụ, sinh viên thuộc ngành kế toán phải có kĩ năng chuyên môn về việc thống kê các con số, ghi lại các “bút toán” hay như sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phải biết các kĩ năng về Marketing, nhân sự, lập kế hoạch…..Nhưng đồng thời bên cạnh đó sinh viên phải có kĩ năng mềm: khéo léo trong ứng xử, hòa đồng trong giao tiếp, tự tin trong trình bày và thuyết phục trong lời nói kể cả khi giao tiếp bằng tiếng Anh! Rất nhiều sinh viên hiện nay khi ra trường thiếu kĩ năng mềm và kĩ năng tiếng anh lại không được thực hành đầy đủ hoặc không chủ động trau dồi kĩ năng về chuyên môn, dẫn tới tình trạng không chắc chắn trên cả 3 loại kĩ năng này! Điều đó rất khó để các bạn làm việc đúng ngành đúng nghề đúng nguyện vọng với mức lương cao như kỳ vọng.
Nhưng cũng có rất nhiều Trường, Học viện chú trọng tới các kĩ năng này và trau dồi cho các bạn sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Ví dụ tiêu biểu là FPT hay Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa(BKACAD).
Tại Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa (BKACAD), thời lượng thực hành của các bạn rất đáng kể: hơn 60% giờ học là các bạn được tương tác thực hành ngay trên máy! Mỗi bạn đều được cấp 01 máy tính để bàn trên các phòng lab để phục vụ cho việc học tập. Khi các bạn vừa học vừa được thực hành luôn sẽ dễ dàng tìm ra được những điểm yếu để khắc phục và được các thầy cô sửa luôn trên lớp. Cứ như vậy, kĩ năng chuyên môn của các bạn sẽ được trau dồi ngày qua ngày suốt 3 năm học tại Học viện. Như chuyên ngành Chuyên gia Quản trị tài chính kế toán CIMA, vì đây là chuyên ngành 3 trong 1 nên sinh viên Học viện sẽ có đầy đủ 3 kĩ năng chuyên môn: Kĩ năng Quản trị kinh doanh, kĩ năng về tài chính và kĩ năng về kế toán! Đây là lợi thế rất lớn cho sinh viên của Học viện!
Bên cạnh đó, việc được tiếp xúc với giáo trình bằng tiếng anh nhưng được các thầy cô người việt giảng và chỉ dạy bằng tiếng việt để có thể tiếp cận được với giáo trình giúp các bạn, dù không giỏi hay không biết về tiếng anh, sau 3 năm học tại Học viện có thể nâng cao được trình độ một cách đáng kể trong việc sử dụng các tài liệu bằng tiếng anh và tương tác.
Việc kiếm một công việc tốt cũng không phải là điều quan trọng của các bạn sinh viên tại Học viện vì các bạn đã có BK – Jobs (Trung tâm hướng nghiệp) liên kết với hơn 50 tập đoàn doanh nghiệp (VNG, CMC, MISA, FPT…..) để đảm bảo việc làm trọn đời cho sinh viên. Bk – Jobs còn giúp sinh viên Học viện trau dồi kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết CV và nhiều kĩ năng mềm khác qua các khóa học thực tế và miễn phí dành cho sinh viên của Học viện.
KẾT LUẬN!
Các bạn học sinh sinh viên đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành chọn nghề đặc biệt là có niềm đam mê về các chuyên ngành đang hot hoặc đã quá quen thuộc như các ngành: Quản trị kinh doanh, tài chính hay kế toán đều nên cân nhắc thật kĩ con đường đi của mình! Để đảm bảo có một công việc đúng ngành đúng nghề với mức lương tốt thì nên có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ nghề nghiệp (chứng chỉ được công nhận toàn cầu) và có môi trường tốt để rèn luyện đủ 3 kĩ năng: kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm và kĩ năng tiếng anh! Nắm chắc các yếu tố trên, sẽ không khó khăn để các bạn có thể nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng và thành công trong tương lai!
CLICK ĐĂNG KÝ!
Đăng ký xét tuyển trở thành sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) TẠI ĐÂY
Hoặc các bạn học sinh sinh viên có thể liên hệ trực tiếp:
Văn phòng tuyển sinh của Học viện:
Địa chỉ: Phòng 502, Tầng 5, Nhà D5, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng,Hà Nội
Điện thoại: 043 623 1023 hoặc 098 923 1023
Website: http://bkacad.com
Facebook: http://fb.com/bkacad - http://fb.com/sinhvienbkacad