Tin tức
LỘ TRÌNH HỌC TESTER TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
LỘ TRÌNH HỌC TESTER TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Trở thành một Tester chuyên nghiệp đã trở thành một xu hướng nghề nghiệp được quan tâm.
- Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Công việc Tester có nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thu nhập hấp dẫn: Tester có mức lương trung bình cao và nhiều cơ hội thăng tiến.
- Linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng: Tester có thể bắt đầu học từ căn bản mà không cần biết kiến thức về lập trình
BKACAD gợi ý tới các bạn một lộ trình học tester từ cơ bản đến nâng cao, các bạn cùng tham khảo để xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp vững chắc nhé.
1. Học kiến thức cơ bản về Tester
- Hiểu về quy trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle - SDLC): Đây là kiến thức nền tảng giúp bạn xác định cách các giai đoạn phát triển và loại hoạt động khác nhau được thực hiện trong quy trình này liên quan đến nhau, cả về mặt logic và thời gian.
- Các loại kiểm thử phần mềm: Bao gồm kiểm thử chức năng, kiểm thử phi chức năng, kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động.
- Hiểu về công cụ quản lý lỗi: Các công cụ phổ biến như JIRA, Bugzilla sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và báo cáo lỗi trong phần mềm.
2. Học kỹ năng kiểm thử thủ công (Manual Testing)
- Tìm hiểu về các phương pháp kiểm thử:
+ Black-box test techniques(còn được gọi là các kỹ thuật dựa trên thông số kỹ thuật) dựa trên phân tích hành vi được chỉ định của đối tượng kiểm thử mà không tham chiếu đến cấu trúc bên trong của đối tượng đó. Do đó, các trường hợp kiểm thử không phụ thuộc vào cách triển khai phần mềm. Nên nếu triển khai thay đổi, nhưng hành vi bắt buộc vẫn giữ nguyên, thì các trường hợp kiểm thử vẫn hữu ích.
+ White-box test techniques (còn được gọi là các kỹ thuật dựa trên cấu trúc) dựa trên phân tích cấu trúc và quá trình xử lý bên trong của đối tượng kiểm thử. Vì các trường hợp kiểm thử phụ thuộc vào cách phần mềm được thiết kế, nên chúng chỉ có thể được tạo sau khi thiết kế hoặc triển khai đối tượng kiểm thử.
+ Experience-based test techniques: Các kỹ thuật kiểm thử dựa trên kinh nghiệm sử dụng hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của người kiểm thử để thiết kế và triển khai các trường hợp kiểm thử. Hiệu quả của các kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người kiểm thử. Các kỹ thuật kiểm thử dựa trên kinh nghiệm có thể phát hiện ra các lỗi có thể bị bỏ sót khi sử dụng các kỹ thuật kiểm thử hộp đen và hộp trắng. Do đó, các kỹ thuật kiểm thử dựa trên kinh nghiệm bổ sung cho các kỹ thuật kiểm thử hộp đen và hộp trắng.
- Lập kế hoạch kiểm thử: Học cách lập kịch bản kiểm thử (test case) và kế hoạch kiểm thử (test plan) dựa trên yêu cầu phần mềm.
Kế hoạch kiểm tra mô tả các mục tiêu, nguồn lực và quy trình cho một dự án kiểm tra:
• Ghi lại các phương tiện và lịch trình để đạt được các mục tiêu kiểm tra
• Giúp đảm bảo rằng các hoạt động kiểm tra được thực hiện sẽ đáp ứng các tiêu chí đã thiết lập
• Hoạt động như một phương tiện giao tiếp với các thành viên trong nhóm và các bên liên quan khác
• Chứng minh rằng việc kiểm tra sẽ tuân thủ chính sách kiểm tra và chiến lược kiểm tra hiện có (hoặc giải thích lý do tại sao việc kiểm tra sẽ đi chệch khỏi các chính sách và chiến lược đó)
- Thực hành kiểm thử thủ công: Sử dụng các công cụ như Excel, TestRail để quản lý và theo dõi quá trình kiểm thử.
3. Nâng cao kỹ năng với kiểm thử tự động (Automation Testing)
- Ngôn ngữ lập trình dành cho kiểm thử tự động: Java, Python, hoặc C# là những ngôn ngữ phổ biến giúp bạn viết các kịch bản tự động kiểm thử.
- Công cụ kiểm thử tự động: Selenium, Katalon Studio, Appium là những công cụ phổ biến giúp tự động hóa quá trình kiểm thử.
- Tạo và thực hiện kịch bản kiểm thử tự động: Biết cách viết và thực thi các kịch bản kiểm thử cho web, ứng dụng di động hoặc API.
4.Trang bị các kiến thức chứng chỉ Quốc tế và chuyên môn hóa kỹ năng
- Chứng chỉ ISTQB: Để khẳng định năng lực của mình, bạn nên theo đuổi chứng chỉ ISTQB (International Software Testing Qualifications Board) – đây là chứng chỉ uy tín nhất trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.
- Chuyên môn hóa trong lĩnh vực kiểm thử: Sau khi có kiến thức nền tảng, bạn có thể chọn hướng chuyên sâu như kiểm thử bảo mật, kiểm thử hiệu năng, hoặc kiểm thử di động.
Lộ trình học Tester từ cơ bản đến nâng cao là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Tuy nhiên, với các bước học tập và phát triển cụ thể, bạn hoàn toàn có thể trở thành một Tester chuyên nghiệp, nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trong ngành kiểm thử phần mềm.
Tham khảo lộ trình học tester do BKACAD xây dựng tại: Khóa học đào tạo chuyên viên tester hoặc Automation Tester